Mẹ Bầu Đau Lưng 3 Tháng Đầu: 5 Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Mẹ Bầu Đau Lưng 3 Tháng Đầu: 5 Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách gian nan cho người phụ nữ. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi sinh lý và nội tiết tố, dẫn đến một số triệu chứng khó chịu, trong đó phổ biến nhất là đau lưng.

Có người thì bị đau lưng thoáng qua trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu đau dai dẳng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm trạng của mẹ bầu.

Tại đây hãy cùng Wilimedia tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình tình trạng đau lưng của mẹ bầu và cách khắc phục tình trạng Mẹ Bầu Đau Lưng 3 Tháng Đầu nhé!

Tìm hiểu nguyên nhân Mẹ Bầu Đau Lưng 3 Tháng Đầu

Mẹ Bầu Đau Lưng 3 Tháng Đầu

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, ngoài ốm nghén, rạn da, tăng và tâm lý thay đổi sinh lý và nội tiết tố thì mẹ bầu còn phải đối mặt với vấn đề đau lưng, đau nhức xương khớp.

Đau lưng khiến cho các bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ và có thể ảnh hưởng lớn đên tâm sinh lý.Vậy đâu là nguyên nhân gây đau lưng cho mẹ bầu ở 3 tháng đầu thai kì?

Dưới đây là các nguyên nhân gây đau lưng cho bà bầu:

    •  Thay đổi hormone trong thai kỳ: Trong giai đoạn thai kỳ nồng độ progesterone tăng cao và estrogen trong cơ thể có thể làm mềm dần các cơ và dây chằng, làm giả chức năng nâng đỡ của lưng, tạo áp lực lớn lên khu vực lưng gây mất cân bằng và dẫn đến bà bầu cảm thấy đau lưng.
    • Tăng trọng lượng cơ thể: Trong giai đoạn mang thai khi thai nhi phát triển sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể người mẹ, đặc biệt là ở phần bụng. Điều này tạo ra áp lực lớn lên cột sống, gây đau nhức lưng.
    • Thay đổi tư thế đứng, ngồi hoặc nằm: Khi mang thai thai nhi phát triển dần theo thời gian làm bụng mẹ bầu to ra, nên sản phụ phải ngả trọng tâm ra sau để giữ thăng bằng lâu ngày ảnh hưởng đến cột sống gây đau lưng.

Vận động, nghỉ ngơi sai tư thế cũng có thể khiến cho tình trạng đau nhức lưng tăng cao

    • Tâm lý căng thẳng, stress: Tình trạng căng thẳng, lo lắng trong thời kỳ mang thai cũng sẽ khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. Do càng căng thẳng lo lắng sẽ khiến các cơ trong cơ thể không có thời gian thư giãn phục hồi nên sẽ khiến các cơn đau ngày càng tăng lên.
    • Tình trạng động thai: Biểu hiện của tình trạng này sẽ có đau lưng đi kèm với đó sẽ là ra máu âm đạo, tiết dịch bất thường, đau bụng và đau mỏi phần thắt lưng. Vì vậy, nếu bà bầu bị đau lưng kèm theo những triệu chứng trên, hãy nhanh chóng đến bác sĩ để nhận được phương pháp điều trị tốt nhất.

Đau lưng thường do cơ, dây chằng và cột sống gây ra hơn là do động thai.

Triệu chứng đau lưng ở mẹ bầu 3 tháng đầu:

    • Đau nhức ở phần thắt lưng, mông hoặc hông..
    • Cơn đau có thể lan xuống tới chân.
    • Đau nhức tăng lên khi đi lại, đứng ngồi hoặc nằm không đúng tư thế.
    • Cảm giác căng cơ, khó khăn khi vận động.
    • Luôn cảm thấy mệt mỏi.

Cách khắc phục tình trạng đau lưng ở mẹ bầu 3 tháng đầu:

Bà bầu bị đau lưng có thể giảm nhẹ triệu chứng nhờ một số điều chỉnh một số thói quen, sinh hoạt sau đây:

Điều chỉnh cải thiện tư thế khi ngồi, đứng, nằm:

    • Khi đứng nên giữ lưng thẳng để tránh mỏi lưng, khi ngồi hãy ngồi thẳng, ngồi có ghế tựa được thì có thể thêm gối tựa lưng sẽ giúp cơ thể mẹ bầu thoải mái hơn
    • Nếu bà bầu muốn lấy thứ gì đó dưới đất, hãy ngồi xuống rồi lấy nó, tránh cúi người xuống vì việc cúi người xuống sẽ khiến cơn đau tăng lên.
    • Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái với gối kẹp giữa 2 chân là một tư thế giúp giảm căng thẳng phần lưng.

Bài tập giảm đau lưng cho bà bầu: 

Mẹ Bầu đau lưng 3 tháng đầu

Mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội… Các bài tập này giúp làm tăng sức mạnh cơ bắp vùng xương chậu, vùng lưng,cải thiện tư thế và giảm đau lưng.

Đây còn là những bộ môn hỗ trợ mẹ vượt cạn được dễ dàng hơn.

Massage giảm đau lưng kết hợp chườm nóng hoặc chườm lạnh: 

Massage là một trong những bài tập hữu hiệu để làm giảm những cơn đau lưng trong suốt giai đoạn thai kỳ.  Phương pháp massage có thể hỗ trợ giảm đau lưng cho bà bầu trong 3 tháng đầu.

Tuy nhiên, cần thực hiện đúng và chuẩn các động tác để đảm bảo an toàn cho cả bà bầu và thai nhi. Xoa bóp, massage lưng cho mẹ bầu tại nhà nhẹ nhàng và thường xuyên thực hiện để tăng cường lưu thông máu, làm mềm cơ, giảm đau lưng.

Bên cạnh đó, có thể kết hợp với chườm nóng hoặc chườm lạnh để tăng tính hiệu quả cho việc giảm đau nhức mỏi lưng.

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng

Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giai đoạn mang thai của người mẹ. Giúp mẹ bầu duy trì sức khoẻ tổng thể, giảm thiểu tình trạng đau lưng. Mẹ bầu có thể cân nhắc bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin D, omega-3 và canxi.

Bên cạnh đó các thực phẩm như đậu, sữa, rau xanh, thực phẩm chức năng dành cho mẹ bầu để giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa một số bệnh lý trong thai kỳ.

Tường hợp bị đau lưng khi mang thai thì có khoảng ⅔ trường hợp thai phụ bị đau lưng ở giai đoạn đầu mang thai. Tình trạng này khá phổ biến và không đáng lo ngại ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.

Trong trường hợp đau nhiều, không cải thiện được tình trạng đau lưng dù đã áp dụng tất cả các biện pháp trên, mẹ bầu hãy thông báo đến bác sĩ hoặc đến ngay trung tâm y tế thăm khám để tránh tình trạng ngày một tệ hơn.

Biện pháp phòng ngừa đau lưng 3 tháng đầu cho mẹ bầu như thế nào?

 

Mẹ Bầu Đau Lưng 3 Tháng Đầu
    • Không đi giày cao gót: Đi giày cao gót trong thời kỳ mang thai sẽ khiến toàn bộ sức nặng của cơ thể dồn lực vào toàn bộ đầu ngón chân, ảnh hưởng đến thần kinh hai bên hông làm gia tăng triệu chứng đau lưng.
    • Tránh cúi người, khom, nâng vật nặng: Các Dây chằng khớp dễ bị lỏng lẻo trong giai đoạn. Do đó, thai phụ nên hạn chế cúi, khom hoặc nâng vật nặng để hạn chế xảy ra những rủi ro không đáng có.

Nếu trường hợp bắt buộc phải mang vác, hãy chùng đầu gối xuống thay vì khom người xuống, sẽ làm giảm áp nặng về phía vùng lưng.

    • Không nên nên ăn quá nhiều: Việc ăn nhiều sẽ dẫn đến tăng cân quá mức khiến cột sống chịu nhiều áp lực dẫn đến tình trạng đau mỏi lưng. Mẹ bầu nên kiểm soát khẩu phần ăn, chia nhỏ chúng thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày sẽ giúp mẹ bầu tiêu hoá được thức ăn tốt nhất.

Kết Luận

Nhìn chung thì trường hợp Mẹ Bầu Đau Lưng 3 Tháng Đầu là tình trạng khá phổ biến và thường xảy ra đối với bà bầu. Tuy nhiên, thông qua việc hiểu về nguyên nhân, biểu hiện, và cách giảm đau hiệu quả, mẹ bầu có thể tìm thấy những biện pháp giúp họ thoải mái hơn trong giai đoạn này. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, đặc biệt quan trọng là nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào.

Đóng